.Du học Nhật Bản ngành y tế không chỉ đem tới cho các bạn sinh viên những kiến thức tốt nhấ mà còn mang đến nhiều cơ hội về nghề nghiệp trong tương lai. Chính vì vậy đất nước này mới thu hút được nhiều bạn học sinh quốc tế lựa chọn để đi du học ngành y tế, y dược…
Cuộc sống của điều dưỡng viên tại Nhật khá quy củ khi có thời gian làm việc cụ thể, rõ ràng. Điều này giúp bạn nhanh chóng ổn định và làm quen tốt hơn với cuộc sống tại đây. Tuy nhiên bạn sẽ gặp nhiều vấn đề trong cuộc sống tại Nhật như thời tiết mùa đông lạnh giá hay đồ ăn không phù hợp. Hơn nữa, một thời gian biểu quá chặt chẽ cũng khiến nhiều người cảm thấy nhàm chán, mệt mỏi.
Khi làm việc ở bệnh viện, trung tâm y tế hay viện dưỡng lão tại Nhật, bạn sẽ phải tuân thủ các quy định khá khắt khe, đặc biệt đối với những người lao động nước ngoài. Bạn không được đi muộn, làm việc riêng hay nói chuyện trong giờ làm. Điều này sẽ gây ra nhiều khó khăn với những người chưa quen thuộc với cách làm việc tại Nhật Bản.
Vượt qua được những khó khăn trên, Nhật Bản là một điểm đến lý tưởng bởi môi trường chuyên nghiệp với thu nhập cao cũng mức đãi ngộ khá tốt. Đặc biệt, cơ hội thăng tiến tại Nhật Bản cũng rất lớn nếu điều dưỡng viên có trình độ chuyên môn cao và có nhiều năm kinh nghiệm. Bên cạnh đó, chất lượng cuộc sống Nhật Bản rất cao với hệ thống y tế tuyệt vời, nền giáo dục hàng đầu cùng cơ sở hạ tầng hiện đại. Con người ở đây cũng thân thiện, nhiệt tình, giúp bạn quên đi cảm giác xa nhà và nhanh chóng hòa hợp hơn.
Chị Thu Thủy (24 tuổi, Thái Bình) hiện đang làm điều dưỡng tại Nhật Bản đã được 2 năm theo chương trình xuất khẩu lao. Mức lương tính thời điểm hiện nay của chị là 200.000 yên/tháng (khoảng 40 triệu đồng). Đây là con số đáng mơ ước của hàng
ngàn người Việt Nam. Nhưng với chi phí đắt đỏ ở Nhật Bản, mức thu nhập nói trên chỉ ở trung bình. Trừ các khoản thuế, bảo hiểm,chi phí ăn ở, sinh hoạt như chị chỉ dành dụm được một khoản tiền nhỏ để gửi về gia đình. Trừ các khoản như: bảo hiểm 30.000 yên, thuê nhà:10.000 yên, xe đi lại 15.000 yên, ăn 25.000 yên. Chi phí sinh hoạt điện, nước, nấu nướng 15.000 yên, còn chưa kể đến các chi phí đi chơi, bạn bè. Mỗi tháng chị dành dụm được khoảng 100.000 – 120.000 yên. Với số tiền này chị Thủy đã phải chi tiêu hết sức tiết kiệm, không đi chơi, thăm bàn bè nào trong tháng. Để có thể đi xuất khẩu lao động Nhật Bản trong lĩnh vực hộ lí này chị phải hết sức chăm chỉ, sáng dạ theo khóa học mất gần 1 năm này mới đặt được mức N3. Còn đối với những ai học chậm phải mất ít nhất 1 năm rưỡi. sau đó chị còn phải vượt qua hàng trăm đối thủ với các bài phỏng vấn trực tuyến của người Nhật. Để được xuất khẩu sang Nhật Bản không chỉ tốn mất của chị 2 năm ròng rã chờ đợi mà còn 1 khoản tiền lớn cho các chi phí đào tạo, ăn ở…