Màu da được quyết định bởi melanin hay còn gọi là hắc tố. Theo các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, melanin là một chất hấp thụ ánh sáng hiệu quả (có thể tiêu tan hơn 99,9% tia UV hấp thụ. Đây là thành phần đóng vai trò chống nắng và bảo vệ da khỏi tia UV.
Khi melanin được sản xuất nhiều quá mức bình thường thì loại hắc tố này sẽ tích tụ và tập trung lại một số vùng da nhất định. Đây chính là nguyên nhân chính gây nám da, tàn nhang.
Ở phụ nữ, vùng nám da dễ xuất hiện ở hai bên gò má, mũi, cằm hoặc trán. Nám da dễ khiến chị em cảm thấy mặc cảm, tự ti vì vậy mà chất lượng cuộc sống giảm gây nên tình trạng mất thẩm mỹ nhất là vùng da mặt.
Tham khảo thêm bài viết: Nám da: Nguyên nhân, Phân Loại nám, Cách điều trị
Nám da xuất hiện ở cả 2 giới, tất cả các chủng tộc, nhưng thường gặp ở phụ nữ hơn. Tuy nhiên, khi nám da xuất hiện cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống ở nam giới không kém gì nữ giới.
Có thể tìm thấy nhiều tài liệu nghiên cứu chi tiết về nám da ở nữ giới. Nhưng rất khó tìm được nghiên cứu về bệnh lý lâm sàng và các phương pháp điều trị nám da ở nam giới. Mặc dù, nám da giữa nam và nữ đều có biểu hiện giống nhau. Tuy nhiên vẫn sẽ có những điểm khác biệt nhất định về các yếu tố: lâm sàng, căn nguyên và phương pháp điều trị nám da ở nam giới.
Dù khoa học có phát triển nhưng nguyên nhân chính xác gây ra nám thì vẫn chưa được biết đến. Có một số yếu tố phổ biến nhất có thể là do ảnh hưởng nội tiết tố, di truyền, tiếp xúc ánh nắng mặt trời. Tình trạng nám da ở nam giới phổ biến hơn khi người đó có loại da Fitzpatrick từ IV đến VI. Người có gốc Tây Ban Nha, Châu Á, châu Phi. Nam giới ở Ấn Độ có tỷ lệ nám da cao hơn do nước da sẫm và khí hậu nhiệt đới ở nơi đây. Cùng Cerabe Spa tìm hiểu những yếu tố khiến nguy cơ nám da ở nam giới tăng:
Một trong những nguyên nhân gây ra chứng tăng sắc tố là thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, vì tia UV có hại kích hoạt sắc tố melanin tăng sinh gây nám da. Sắc tố melanin có hoạt động giống như 1 loại kem chống nắng tự nhiên bảo vệ làn da khỏi tác hại của tia UV. Đấng mày râu thường không chú trọng đến việc sử dụng kem chống nắng đồng thời ở dưới ánh nắng mặt trời nhiều giờ, thường xuyên dẫn đến gián đoạn gây tăng sắc tố.
Bức xạ tia cực tím (UVA và UVB) làm gia tăng sự tăng sinh và hoạt động của các tế bào hắc tố khiến sắc tố biểu bì, xuất hiện mạnh hơn ở vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Nó được thể hiện rõ khi tình trạng nám da được cải thiện vào mùa động và nghiêm trọng trong những tháng hè. Tỷ lệ nam giới vùng nhiệt đới và vùng có độ cao tỷ lệ bị nám, sạm da cao hơn.
Yếu tố di truyền cũng là 1 nguy cơ đáng chú ý. Nám da đã được mô tả xuất hiện ở những cặp song sinh, cho thấy xuất hiện 1 phần di truyền chung. Nám da xuất hiện ở những thành viên có huyết thống gần như một gia đình: anh,chị em, cô, dì, chú, bác,… Tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu nào chỉ ra mối liên hệ giữ gen và nám.
Khi độ tuổi càng cao, tình trạng lão hóa da càng rõ rệt, số lượng tế bào sản xuất melanin giảm nhưng các tế bào lại tăng kích thước. Đồng thời sự phân bố của chúng trở nên tập trung hơn ở một vùng trên da. Những người trên 40 tuổi thường đưuọc gọi là các đốm đồi mồi.
Tăng sắc tố da do ảnh hưởng của nội tiết tố gây nám da. Testosterone thấp ở nam giới tại Ấn Độ bị nám da. Trong nghiên cứu đánh giá nội tiết tố ở nam bị nám da cho thấy LH tăng, testosterone thấp chiếm khoảng 9,7%.
Ngoài các yếu tố nội tiết tố nội sinh, thì sử dụng thuốc nội tiết tố ngoại sinh đã được chứng minh gây ra nám. Sau khi điều trị bằng liệu pháp hormone cũng có thể gây nám. Finasteride cũng được cho là làm tăng testosterone dẫn đến hình thành sắc tố nám da sau đó.
Sử dụng một số loại thuốc và mỹ phẩm có chất nhạy cảm với ánh sáng cũng khiến hình thành nám. Một nghiên cứu rằng việc sử dụng dầu mù tạt để massage cơ thể và tóc ở nam giới bị nám chiếm đến 43,9%. Ngoài ra, việc sử dụng mỹ phẩm như kem cạo râu, xà phòng, nước hoa đã được ghi nhận con số 92,6% nam giới bị nám.
Các bệnh mạn tính như viêm ruột, rối loạn tuyến giáp, thương hàn,… đã được xác định là khiến đàn ông dễ bị nám da. Ngoài ra, một số bệnh như: thiếu hụt vitamin, bệnh tự miễn dịch và đường tiêu hóa cũng khiến tăng sắc tố.
Tình trạng viêm da,viêm da dị ứng, mụn trứng cá, bệnh vảy nến hay sau chấn thương như tiếp xúc hóa chất, vết bỏng,… cũng làm tăng sắc tố da. Từ đó, làn da sẽ bị sạm hoặc mất màu sau khi vết thương lành.
Tóm lại, nám da ở nam giới ít phổ biến hơn ở nữ giới, tuy nhiên nó gây ra ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống người bệnh. Khi hiểu được nguyên nhân gây nám da, tàn nhang, bạn nên hạn chế những yếu tố nguy cơ này. Bạn nên lựa chọn cho mình phương pháp điều trị phù hợp kết hợp thêm chế độ chăm sóc da để có được làn da trắng sáng mịn màng như ý. Để điều trị nám, tàn nhang các chị em nên tìm hiểu cho mình phương pháp an toàn, kết hợp điều trị cả bên trong lẫn bên ngoài.
Link nội dung: https://thuonghieuvasacdep.vn/tim-hieu-nguyen-nhan-nam-da-pho-bien-hien-nay-a419.html